Hoạt động

Niềm vui của những bước chân thiện nguyện

Thiện nguyện viên biết các em trong công việc lặng lẽ đi tặng những chiếc máy nghe. Hồn nhiên và chân thành em đăng ký xin một chiếcc vì : chúng con xa quê, lo học tối ngày, về phòng trọ cũng thêm có chút gì đó động viên tinh thần. Lý do của các em rõ ràng, mộc mạc.

NHỮNG NGƯỜI TRẺ CÓ LÒNG SỐT MẾN

Tìm hiểu, mới biết thêm một câu chuyện dễ thương của những người trẻ. 

Hai em là chị em ruột, có hai cái tên thật là đáng yêu: Vinh, và Dự. Có lẽ khi cha mẹ đặt tên cho con, cũng đã đặt vào đó cả niềm hi vọng của thế hệ mới. 

Vinh và Dự quê mãi Phú yên, nhận thức rõ cuộc sống và môi trường quê hương là khó khăn, chỉ có việc học cho có tri thức mới là cách thoát nghèo bền vững, nên hai chị em rằng sức thi đậu đại học. 

Ngay cả việc thi đại học các em cũng chọn con đường hẹp hơn người, là học đại học vừa học vừa làm ban đêm, ban ngày lao động mưu sinh tự nuôi thân không là gánh nặng cho cha mẹ.

Hai chị em ở một ô nhà trọ nhỏ xinh, chúng tôi tiếp xúc với các em trong thực tế như vậy.

 

Bạn sinh viên Ngọc Vinh nhận học bổng và cátxét

Hóa ra các em biết về thiện nguyện chúng tôi rõ hơn chúng tôi biết về em rất nhiều. Qua nmạng Internet, các em vẫn dõi theo nhóm thiện nguyện có tên là thành viên Mái Ấm Giữa Đời, thi thoảng lại gửi những tin nhắn động viên thật là dễ thương. Cái cách các em "LAU GỌT MỒ HÔI" VẤT VẢ NHỌC NHẰN CỦA ĐỜI THIỆN NGUYỆN QUẢ LÀ TƯƠI TẮN…

Và cũng chính các em có lời mời chúng tôi đến với sinh viên học ban đêm, có cơ hội đem LCXT tới với người trẻ cách cụ thể, một cọ sát thú vị. 

Nhửng cuộc trao đổi với các em không mang tính lý thuyết rao giảng mơ hồ, có nhiều cách trao nhau yêu thương, và hiểu biết lẫn nhau cũng là một cách giao hòa yêu thương mà thiện nguyện viên học được từ người trẻ, từ cuộc sống. 

Từ đây mà chúng tôi triển khai công tác chăm sóc sinh viên có có tố chất phấn đấu vươn lên, không hề câu nệ tôn giáo hay không tôn giáo…

Một phần học bổng tuy không lớn nhưng là sự động viên kịp thời khi bạn Dự đã học xong chương trình vẫn đi lao động nhọc nhằn và đăng ký học cao học tiếp. 

Các em khi tìm hiểu hoạt động của cũng phải thốt nên đầy ngạc nhiên : khoa học kỹ thuật, tri thức có tiến hóa bao hnhiêu thì lòng yêu thương vẫn luôn rất cần, và người trẻ học tri thức là chưa đủ mà con phải học thương, một Thiên Chúa toàn yêu và toàn thương quả là thú vị. 

Từ các em chúng tôi tìm tới và tặng quà cho Nguyễn Anh Tuấn, một anh chàng miệt mài coi xe ban ngày, âm thầm học và đã đậu đại học ban đêm. Em không nhận món quà vật chất vì có lương coi xe, nhưng rất thú vị món quà tinh thần với các bài giảng LCXT, em bảo sẽ mở nho nhỏ khi canh xe cho khách hàng, có lời Chúa tính khí con người cũng diụ dàng không cộc cằn nóng nảy khi gặp sự cố với khách.

 

Bạn Anh Tuấn nhân viên coi xe – sinh viên ĐH ban đêm

Hóa ra LTXC khi giao hòa thật là thú vị và độc đáo. 

CÒN VỚI NGƯỜI TRUNG NIÊN VÀ PHỤ LÃO SỰ THÚ VỊ CŨNG KHÔNG KÉM 

Từ sự giới thiệu của các sinh viên, chúng tôi tìm tới chị lao công trung niên của một trường đại học. 

Chị quê miền Tây và cả đời quay quắt với rác và nỗi lo thiếu tiền, một bầy em út học ở quê và bầy cháu thò lò mũi xanh trông vào lương của bác Hai lao công trên thành phố. 

 

Cô lao công ở trường ĐH LĐXH nhận quà từ thiện nguyện

Chị nhận quét giảng đường đại học quần quật cả ngày lẫn đêm. Ngày thì còn rộn ràng, chứ đêm, sau chín giờ đêm sinh viên tại chức về, chị còn mình chị trong mênh mông vàng vọt đèn đêm, với lũ mèo hoang thi thoảng xồ ra, đến ngán. Chị cứ cặm cụi với rác, thêm một bao nhỏ nhặt bao xốp, lon nước kiếm thêm. Từ khi có món quà tinh thần, chị mở lời Chúa đặt trên cái thùng rác là đỉnh đầu con chim cánh cụt dễ thương. Chị bảo nghe lời về ông Giêsu toàn yêu thương thế mà quét khoảng sân mênh mông thấy không quá lâu, quá ngán ! 

Đấy LTXC, hóa ra đi vào đời sống bình thường dung dị xiết bao, cái thâm sâu của yêu thương được ẩn chứa nơi cái máy nghe đặt trên thùng rác hình con chim cánh cụt.

Rời trường đại học, thiện nguyện len lỏi vào một ngóc ngách ở Xóm Mới - Gò Vấp, người thiện nguyện viên địa phương cho biết : “tôi mang máy nghe tới biếu bà nay đã bốn năm. Giờ mình quay lại xem Chúa đã thi thố yêu thương ra sao nhé”

Bà cụ Nguyễn Thị Chung vẫn ngồi đó trên chiếc giường bố, trong cái góc xó bé tí bé hin gọi là ô nhà. Thiếu một năm nữa tròn tám mươi, mắt không nhìn thấy đường. Người bạn thủy chung bốn năm qua là chiếc rađiô giờ đã bạc màu. Bà bảo :

- Gia đình tôi đạo gốc, nhưng quá nghèo, tôi ở với con gái, vợ chồng nó đi cày quanh năm, nuôi con. Và còn nuôi các thân già vô dụng là tôi. Lòa rồi, đi lễ khó khăn. May có ông Chúa ở trong cái máy này, tôi không mất Chúa !

Móc túi lôi ra một bọc thuốc to bà bảo thiện nguyện viên : lấy dùm tôi mỗi thứ một viên, tôi nhức khắp mình, không có thuốc là không chịu nổi. 

Được biết còn một năm nữa bà mới tròn tám mươi, nếu Chúa cho sống thêm một năm, thì bà cụ sẽ được lãnh thẻ bảo hiểm và trợ cấp người già. Bà lầm rầm, xin Chúa cho từ giờ tới sang năm con không bệnh và cái máy không hư, cái máy mà hư Chúa đi mất thì khổ cái thần già này quá. 

 

Chúng tôi gửi biếu bà phần tiền mặt để bà mua thẻ bảo hiểm y tế và có chút tiêu dùng, hứa với bà, nếu cái máy hư, chúng tôi sẽ biếu bà cái mới. 

Bà cụ mừng quá sờ soạng từng mặt thiện nguyện viên và lại thì thầm : “Thật là quí quá, thật là may quá, Chúa không chê tôi nghèo và chẳng bỏ tôi. Ừ, dù tôi phải ngồi trên cái giường này tới mãn đời, tôi cũng sẽ vui vì tin có ngày bên tôi mãi.” 

Những chuyến đi, những gặp gỡ làm thiện nguyện viên chúng tôi rộn ràng vui. Vui vì cái nghèo, cái khó có khi lại làm tiền đề cho sự phấn đấu và đức tin của con người. Không phải gian khổ nghĩa là điều gì đó nặng nề, chán ngán.

Chia sẻ với bạn niềm vui rất đơn sơ mà rất sâu nặng của bước chân thiện nguyện.

TRUYỀN THÔNG MÁI ẤM GIỮA ĐỜI

Có thể bạn quan tâm