Băn khoăn với những thân phận nghèo
Ngày 20/11 chúng tôi đại diện cho chương trình mái ấm giữa đời đến thăm một gia đình người Khmer có hoàn cảnh khó khăn, có đi, có đến, có tận mắt chứng kiến chúng tôi mới thấy rằng cuộc đời này vốn dĩ đã không công bằng và đâu đó những thân phận đang ẩn mình trong tột cùng của sự túng thiếu và nghèo khó.
Đường đến nhà cụ Trần Thị Sâm nằm tọa lạc sâu trong một căn hẻm vằn vèo. Vừa bước vào nhà, cụ chào chúng tôi với ngôn ngữ của dân tộc khme thấy thân thương làm sau.Năm nay cụ cũng đã 84 tuổi cái tuổi tưởng chừng như là sẽ được tận hưởng niềm hạnh phúc của con cháu, nhưng cụ nói "suốt cuộc đời cụ chưa biết hưởng được một ngày hạnh phúc thật sự cô ơi, hoàn cảnh túng thiếu, làm mướn vất vả nuôi con, cho đến bây giờ cũng không gì thay đổi khi mình không đi làm được con cái cũng đi làm mướn, ngày có ngày không cái nghèo tiếp nối cái nghèo"
Người con gái của cụ, trước cũng đi làm thuê ai thuê gì làm đó để có tiền trang trải, nhưng giờ cụ già yếu hay đau bệnh và bị lẫn đôi mắt lại không còn thấy đường nên chị phải ở nhà chăm sóc mọi kinh tế điều nhờ vào cậu con trai đi làm hồ để nuôi gia đình.
Ngồi tâm sự với chúng tôi là một cậu trai chuẩn bị bước sang tuổi 30. Sức sống mạnh mẽ dâng trào, thế mà cậu cũng không kiềm nỗi được giọt nước mắt câu nói "công việc của em không phải là ổn định, có những tháng mưa luôn bị thất nghiệp khi ngày nào không có việc em phải chạy tìm làm gì cũng được, nếu một ngày em nghĩ sẽ không có tiền gia đình sẽ đói, thương ngoại, thương mẹ em sợ mất đi những người thân của mình lắm"
Con gái của cụ lại tâm sự " cụ hay đau nhức xương sống, không tối nào ngủ được, ăn cháo trắng suốt vì cụ bị bệnh dạ dày uống sữa không được, những lúc bênh vậy ở nhà chở đi bệnh viện cụ không chịu vì sợ tốn tiền mặc dù nhà có sổ hộ nghèo được miễn giảm nhưng cụ nói giờ nằm viện cực cho con cháu, tiền bạc nuôi bệnh nữa nên nhất định không đi"
Còn đứa cháu gái năm nay vào lớp một lúc trướcmẹ đi làm hồ, nhưng cũng không kham nỗi cuộc sống khó khăn cha mẹ chia tay nhau đã bỏ em ở lại sống với ngoại và dì, không biết mai này với kinh tế gia đình như thế liệu con đường học của em sẽ trôi trãi không ? nhìn em chúng tôi cảm thấy xót xa với bao suy nghĩ không biết con đường hoa hồng có trãi lối cho em trong tương lai ?
Chúng tôi xin phép chào cụ để về và xin phép được chụp chung với gia đình tấm ảnh. Cụ lúng túng cười nói " chụp hình hả, chụp hình không cần mặc đồ sau ? chúng tôi cầm tay cụ . Cụ đã mặc đồ rồi nè." . Con gái cụ còn nói " cụ không còn nhớ nhiều, con cháu trong nhà có khi cũng không nhớ, nữa đêm ngủ dậy cụ mở cửa đi ra ngoài tiểu cũng không hay"
Chúng tôi chào cụ và hứa hẹn sẽ trở lại thăm cụ trong ngày gần nhất. Ra về chúng tôi học được ở nơi cụ một sức sống mới lạ .Trong cuộc sống khi gặp khó khăn, không phải là sự than vãn trách phận mà phải có nghị lực sống vượt qua những khó khăn để thấy cuộc đời dù ngắn nhưng chúng ta sống sau cho có ý nghĩa với đời.
MAI NGUYỄN