Hoàn cảnh
Chứng kiến cha mẹ chết vì TNGT, bé 3 tuổi chấn thương nặng vẫn hoảng loạn gọi mẹ từng đêm
Mới hơn 3 tuổi, bé Hải chưa hiểu thế nào là cái chết, nhưng ám ảnh chứng kiến bố mẹ ra đi vì tai nạn giao thông, mình thì bị trọng thương, hằng đêm, cậu bé hoảng loạn giật mình, gào khóc đòi mẹ.
Đêm đêm, cháu vẫn hoảng loạn gọi: “Mẹ ơi, mẹ nằm xuống với con”
Tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra chiều ngày 21/2/2016 với gia đình bé Nguyễn Hoàng Hải (02/11/2012) không chỉ cướp đi sinh mạng của cha mẹ bé, để lại những thương tổn nặng nề trên cơ thể mà còn để lại nỗi hoảng loạn trong tâm trí cậu bé 3 tuổi. Hôm ấy, bé Hải được theo bố Nguyễn Viết Hùng (1989) và mẹ Hoàng Thị Thắm (1992) đi thăm nhà ông bà ngoại. Khi trên đường từ nhà ngoại về nhà nội, đến đoạn đi qua Quốc lộ 1A (thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cả gia đình bị một xe ô tô khách di chuyển theo hướng Bắc – Nam đến tông từ phía sau đuôi.
Cú tông rất mạnh đã hất văng anh Hùng và cháu Hải xuống đất, đồng thời kéo lê chị Thắm hơn 60 mét. Khi người dân chạy đến, người mẹ tử vong tại chỗ, còn người bố và bé Hải được người dân chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) để cấp cứu ban đầu. Bố bé tử vong ngay sau đó, nhưng may mắn thay, bé Hải vẫn còn sống sót.
Bé Hải sống sót sau tai nạn giao thông, nhưng bị đa chấn thương và sốc tâm lý nặng.
Sau đó, Hải được chuyển tiếp vào Bệnh viện Trung ương Huế, điều trị ở khoa Hồi sức cấp cứu. Hơn 1 tuần sau, cháu được chuyển về Khoa Chấn thương chỉnh hình tổng quát thuộc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện này. Sau tai nạn, bé bị gãy hai chân, trong đó chân phải bị gãy ống quyển, chân trái bị thương phần gót, khuyết một phần cơ. Xương đòn tay trái và xương vai trái của bé cũng gãy, người bị xây xát nhiều.
Những vết thương trên cơ thể đang có dấu hiệu bình phục, nhưng nỗi đau và sự ám ảnh trong tâm hồn cậu bé ngây thơ chứng kiến bố mẹ ra đi vỉ tai nạn giao thông thì khó lòng xóa nhòa. Bà nội bé, bà Trần Thị Thuyện chia sẻ trong xót xa: “Suốt những ngày điều trị ở viện, cho đến tận bây giờ, cu Hải cứ khóc mãi đòi ba mẹ. Hồi mới đầu, vết thương còn đau, hắn chỉ khóc hỏi: “Bà ơi, ba con đâu, mẹ con đâu, ba mẹ đi cùng con mà sao giờ chỉ có con ở đây?”. Đến giờ, khi được tạm đưa về nhà chăm sóc một thời gian, thằng bé ít khóc vì đau, nhưng khóc nhiều vì hoảng loạn. Ban ngày còn đỡ, có trò chơi siêu nhân, có mọi người đến chơi cùng, hắn cũng chơi ngoan. Nhưng từ chập tối đến đêm, hắn lại run lên bần bật, kể là nhớ lại cảnh bị tông xe, rồi ba mẹ bị đau, nằm bẹp trên đường ra sao, thương lắm!”.
Bé vẫn bị hoảng loạn, gặp ác mộng từng đêm, lúc nào bà nội cũng phải túc trực bên cạnh.
Bà Thuyện khóc bảo, thằng bé còn quá nhỏ, nhìn lên bàn thờ có di ảnh ba mẹ, mọi người giải thích là ba mẹ đã mất, nhưng bé chưa hiểu “mất” nghĩa là gì, cứ nghĩ là như mọi khi, ba đi làm phụ hồ cả mấy tháng với về, còn mẹ đi xa đâu đó. Bé vẫn hỏi ông bà ba mẹ đi đâu, sao lâu thế chưa về, mà không hiểu rằng, mình mãi mãi không còn ba mẹ nữa, ba mẹ bé đã ra đi mãi mãi, bỏ lại con côi cút trên đời.
Tai nạn giao thông đã làm đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ, mang trên mình đa chấn thương, mà sẽ phải điều trị dài hơi mới có thể hồi phục. Nhưng nỗi đau và chấn động tinh thần, ám ảnh nhớ lại hằng đêm hình ảnh cha mẹ nằm gục bên vũng máu, những ký ức về cú tông xe kinh hoàng ấy như những thước phim quay chậm tua đi tua lại trong đầu em bé 3 tuổi, không biết bao giờ mới nguôi ngoai? Bà Thuyện kể, những đêm như thế, ôm cháu vào lòng, thấy tim thằng bé đập loạn xạ, người run lên từng hồi, có lúc choàng dậy sau ác mộng, bé Hải lại gọi “Mẹ ơi, mẹ nằm xuống với con. Sao tối nay mẹ chưa về? Ba ơi, ba đi làm lâu thế, về với con đi”. Bà chỉ biết khóc và dỗ dành, nói dối cháu sẽ gọi điện để ba mẹ cháu về, để thằng bé nguôi ngoai.
Đột ngột mất con, chật vật lo tương lai của cháu
Nhớ về con trai, con dâu của mình, bà Thuyện thở dài: “Hai đứa nó chịu thương, chịu khó lắm. Thằng Hùng đi làm xây dựng, làm phụ hồ, có khi mấy tháng mới về một lần. Còn con Thắm làm công nhân may ở gần nhà, đi làm từ sáng sớm, có hôm tăng ca đến tận tối mịt mới về. Hai đứa mới cưới nhau hơn 3 năm, vẫn còn ở chung với chúng tôi, tiền làm ra bao nhiêu thì nuôi con hết, chứ đã tích cóp được gì đâu! Giờ chúng nó bỏ thằng Hải, bỏ chúng tôi mà đi đột ngột quá…”
Những vết thương cơ thể có thể sẽ lành, không để lại dấu vết, nhưng chấn thương tâm lý của bé thì sao?
Được biết, ông bà nội bé Hải thuộc hộ gia đình cận nghèo. Toàn bộ nguồn thu nhập của vợ chồng ông Long đều phụ thuộc vào mấy sào ruộng, chứ cũng không có nghề phụ gì khác. Bà Thuyện bảo, ông bà mới gần 60, nhưng sức khỏe yếu, nên có khi cả tháng chỉ làm được 2 tuần, 2 tuần phải nghỉ, cố lắm cũng chỉ đủ ăn. Ông bà ngoại bé Hải cũng nghèo, không có điều kiện hỗ trợ hay chu cấp cho cháu. Để có tiền lo ma chay cho hai con và chữa trị cho cháu Hải, ông bà nội bé phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi. Số tiền ấy, không biết đến khi nào ông bà mới trả hết.
Dù bé Hải có bảo hiểm y tế dành cho trẻ dưới 6 tuổi, nhưng còn rất nhiều chi phí khác đang đè lên gia đình trong quá trình điều trị của bé cũng như tương lai.
Ông bà bé Hải chia sẻ trong lo lắng, rằng vết thương trên vai, trên tay của bé Hải được bó bột thì không sao, nhưng phần chân bị khuyết mô của cháu có dấu hiệu không ổn. Ông bà rất sợ, nhỡ phần gót chân cháu bị hoại tử sẽ ảnh hưởng đến tương lai. “Dù mấy tuần nữa mới tới lịch tái khám, ngày 17/3 này ông mệ (ông bà) cháu sẽ cho cháu ra Huế kiểm tra lại, nhờ bác sĩ coi sao, chứ ở nhà không ai biết về y tế, nhỡ thằng Hải bị sao thì chúng tôi ân hận cả đời mất. Nó là giọt máu duy nhất của hai con chúng tôi, dù có phải ăn rau ăn cháo, khổ cực hơn nữa, chúng tôi vẫn phải cố giữ cho cháu lành lặn, khỏe mạnh. Chỉ sợ nhất là tâm lý thằng bé, hy vọng mai mốt lớn lên nó sẽ hiểu ra” – bà nội bé cho hay.
Tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra chiều ngày 21/2/2016 với gia đình bé Nguyễn Hoàng Hải (02/11/2012) không chỉ cướp đi sinh mạng của cha mẹ bé, để lại những thương tổn nặng nề trên cơ thể mà còn để lại nỗi hoảng loạn trong tâm trí cậu bé 3 tuổi. Hôm ấy, bé Hải được theo bố Nguyễn Viết Hùng (1989) và mẹ Hoàng Thị Thắm (1992) đi thăm nhà ông bà ngoại. Khi trên đường từ nhà ngoại về nhà nội, đến đoạn đi qua Quốc lộ 1A (thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cả gia đình bị một xe ô tô khách di chuyển theo hướng Bắc – Nam đến tông từ phía sau đuôi.
Cú tông rất mạnh đã hất văng anh Hùng và cháu Hải xuống đất, đồng thời kéo lê chị Thắm hơn 60 mét. Khi người dân chạy đến, người mẹ tử vong tại chỗ, còn người bố và bé Hải được người dân chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) để cấp cứu ban đầu. Bố bé tử vong ngay sau đó, nhưng may mắn thay, bé Hải vẫn còn sống sót.
Bé Hải sống sót sau tai nạn giao thông, nhưng bị đa chấn thương và sốc tâm lý nặng.
Bé vẫn bị hoảng loạn, gặp ác mộng từng đêm, lúc nào bà nội cũng phải túc trực bên cạnh.
Tai nạn giao thông đã làm đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ, mang trên mình đa chấn thương, mà sẽ phải điều trị dài hơi mới có thể hồi phục. Nhưng nỗi đau và chấn động tinh thần, ám ảnh nhớ lại hằng đêm hình ảnh cha mẹ nằm gục bên vũng máu, những ký ức về cú tông xe kinh hoàng ấy như những thước phim quay chậm tua đi tua lại trong đầu em bé 3 tuổi, không biết bao giờ mới nguôi ngoai? Bà Thuyện kể, những đêm như thế, ôm cháu vào lòng, thấy tim thằng bé đập loạn xạ, người run lên từng hồi, có lúc choàng dậy sau ác mộng, bé Hải lại gọi “Mẹ ơi, mẹ nằm xuống với con. Sao tối nay mẹ chưa về? Ba ơi, ba đi làm lâu thế, về với con đi”. Bà chỉ biết khóc và dỗ dành, nói dối cháu sẽ gọi điện để ba mẹ cháu về, để thằng bé nguôi ngoai.
Đột ngột mất con, chật vật lo tương lai của cháu
Nhớ về con trai, con dâu của mình, bà Thuyện thở dài: “Hai đứa nó chịu thương, chịu khó lắm. Thằng Hùng đi làm xây dựng, làm phụ hồ, có khi mấy tháng mới về một lần. Còn con Thắm làm công nhân may ở gần nhà, đi làm từ sáng sớm, có hôm tăng ca đến tận tối mịt mới về. Hai đứa mới cưới nhau hơn 3 năm, vẫn còn ở chung với chúng tôi, tiền làm ra bao nhiêu thì nuôi con hết, chứ đã tích cóp được gì đâu! Giờ chúng nó bỏ thằng Hải, bỏ chúng tôi mà đi đột ngột quá…”
Những vết thương cơ thể có thể sẽ lành, không để lại dấu vết, nhưng chấn thương tâm lý của bé thì sao?
Dù bé Hải có bảo hiểm y tế dành cho trẻ dưới 6 tuổi, nhưng còn rất nhiều chi phí khác đang đè lên gia đình trong quá trình điều trị của bé cũng như tương lai.
Độc giả có lòng hảo tâm quyên góp cho gia đình cháu Nguyễn Hoàng Hải, vui lòng chuyển đến: |