Hoàn cảnh

Lòng tín thác của một người cha

Thời trẻ trung, chúng ta ước mơ những thứ vật chất hấp dẫn trước mắt: ước mơ tiền tài, ước mơ tuổi trẻ, ước mơ tìm kiếm những đỉnh cao danh giá... Về già, chia tay những tham vọng vật chất hào nhoáng, người ta lại khát khao những thứ bình dị: một mái nhà ấm cúng, những đứa con trưởng thành, một cuộc sống an lành… Vậy mà có một người đàn ông, từ lúc trẻ đến khi bước qua sườn dốc cuộc đời chưa có lần nào được thảnh thơi, chưa bao giờ được hưởng những điều tưởng như bình thường như thế. Đến giờ, dù cho bao cơ cực còn bủa vây trước mắt, ông vẫn chỉ có một ước mơ đơn giản đến nao lòng: thành viên Mái Ấm Giữa Đời vào Lòng Thương Xót của Chúa đến hết cuộc đời.

Bữa Cơm Chan Nước Mắt

Có lẽ đôi lúc ngôn từ trở nên thiếu thốn để diễn tả hết những nỗi đau của một đời người. Đi sâu vào con hẻm ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Gò Vấp), thiện nguyện viên thành viên Mái Ấm Giữa Đời đến thăm và tìm hiểu hoàn cảnh của ông Đào Viết Cường - 55 tuổi. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh người đàn ông với dáng đi ngay đơ, di chứng từ một tai nạn. Vụ tai nạn kinh hoàng bẻ gãy 4 đốt sống của ông, biến một người đàn ông khỏe mạnh thành một người gần như tàn phế. Vậy mà với sức mạnh mà chính ông cũng không thể giải thích nổi, thân xác đó vẫn gượng dậy được, trở thành nguồn lao động chính trong gia đình, nuôi vợ bệnh, con bệnh, bản thân mình cũng bệnh.

Vợ ông là bà Bùi Thị Mỹ, kém ông một tuổi. Người phụ nữ mới chỉ bước qua tuổi năm mươi mà trông già cỗi và dúm dó lắm. Căn bệnh tim và máu khó đông cùng hành hạ, khiến cho người phụ nữ ấy dù chỉ đủ sức ngồi thêu thùa cả ngày, vẫn phải thở hắt từng cơn khó nhọc và tay chân tím ngắt hết cả. Một gia đình có một người bệnh liệt đã khổ lắm, vậy mà cả hai vợ chồng cùng bệnh ngặt như nhau. Quả là một sự thử thách quá đỗi.

Chúng tôi vẫn nghĩ, hai vợ chồng dù bệnh tật khó khăn như thế, nhưng chắc hẳn còn được an ủi một phần vì con cái đã khôn lớn… Thì hỡi ôi, một hình hài to lớn ngồi ngay góc nhà kia, nãy giờ luôn cười nói những câu từ vô nghĩa, và ánh mắt ngây dại lúc nhìn lên trời, lúc nhìn vào tường, đã làm cho những người thiện nguyện phải đôi chút thảng thốt.

Đó là con gái ông Cường, 29 năm nay từ khi sinh ra đến giờ, chỉ biết làm đúng hai việc: ăn và… chửi cha chửi mẹ khi lên cơn. Cô mắc bệnh tâm thần bẩm sinh.

Người con trai út của ông bà – anh Đào Ngọc Minh - đã mất lúc 19 tuổi, sau bằng ấy năm nằm liệt giường liệt chiếu vì căn bệnh Down bẩm sinh và tay chân co rút. 

Trong thời văn minh hiện đại, có những ông bố bà mẹ tuổi đời còn trẻ măng, nhẫn tâm vứt đi những giọt máu của chính mình vì sợ trách nhiệm, vì ngại mang nặng đẻ đau, vì sợ xấu đi sau khi sinh; có những gia đình quá thừa thãi của cải mà tình thương thì chẳng gom đầy nổi một ly nước, những đứa trẻ sinh ra là những đứa con bất đắc dĩ, ngoài ý muốn của người sinh ra mình, chẳng biết mặt đấng sinh thành của mình, lớn lên trong hoang dã và bất cần... thì câu chuyện đôi vợ chồng tàn tật nghèo khổ hết lòng nâng niu, thương quý hai giọt máu, dù không lành lặn, dù đầy khiếm khuyết, và chẳng mong gì 2 đứa con khuyết tật đó phụng dưỡng lại mình, liệu có làm cho những con người còn mải miết tìm kiếm thứ gì đó xa vời hảo vọng ngoài kia, có chạnh lòng được chút nào không?

Câu chuyện buồn cứ nối tiếp nhau khi dòng ký ức của ông bà trải lại quãng thời gian 29 năm đã qua. Hai đứa con bệnh hiểm nghèo đằng đẵng hai chục năm làm ông bà quay như chong chóng, cứ quay qua chăm thằng con trai liệt lào ngơ ngẩn, rồi lại quay sang chăm đứa con gái tâm thần, nhìn đấng sinh thành của mình như từ hành tinh lạ, cứ cơn điên lên là chửi mắng, đuổi đánh bố mẹ liên hồi. Những bữa cơm trải qua hàng chục năm là những giọt nước mắt nuốt ngược vào trong, là giọt nước mắt bón cơm cho con trai bại liệt ngô nghê, là giòng lệ trộn canh cho con gái điên dại, là những phút giây ngồi im chịu trận hàng giờ để cho con gái chửi mắng thỏa sức, kẻo lỡ mở lời nói qua nói lại, nó càng kích động, lên cơn điên hơn nữa thì phiền hàng xóm.

Trong tăm tối cùng quẫn như thế, tia hy vọng cứ nhen lên rồi vụt tắt. Người cha thở dài:“Vợ chồng tôi ước mơ một ngày nào đó ngủ dậy mở mắt ra, thấy con trai mình biết quét nhà, đóng được cái đinh treo tủ, con gái ngoan hiền, biết cúi chào cha mẹ, nấu được cho mình một bữa cơm”. Mỗi ngày qua, hy vọng cứ lớn dần, rồi lại tan biến, rồi lại nhen nhóm từ lúc nào không hay. Vậy mà, anh con trai sau 19 năm chống chọi với bạo bệnh, cũng bỏ ông bà về với Chúa, để lại hai thân già đau bệnh túng quẫn, và cô chị 29 tuổi, có lớn mà không bao giờ có khôn.

Hụt hẫng lắm chứ! Bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu công lao chăm sóc nay tan về khói bụi. Tưởng chừng như sức tàn mà ông Cường sẽ khó lòng chống chọi với nỗi đau, nhưng rồi ông cũng vẫn vượt qua được. “Rời bỏ trần thế khổ đau mà về bên vòng tay ấm áp của Chúa, hẳn là hạnh phúc hơn!” Ông bà tự nhủ với nhau như thế…

thành viên Mái Ấm Giữa Đời và Hy Sinh

Cảm phục thay lòng tín thác mà ông Cường tỏ bày trước Lòng Chúa Thương Xót. Dù cơ thể bị di chứng nặng nề sau tai nạn, 4 đốt sống bị gãy làm chân ông yếu hẳn, và những cơn đau hành hạ thường xuyên không dứt, ông vẫn cố mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm nuôi con bệnh, vợ đau.

31 năm nay, ông chỉ chờ khách và đón khách ở tận Bệnh viện mắt Sài Gòn – đường Điện Biên Phủ.

Được hỏi, tại sao ông ở Gò Vấp mà phải lên tận trung tâm Sài Gòn cách nhà 15-20km để chạy xe ôm. Tại sao ông không đậu xe ngay đầu hẻm để đón khách. Đi mưu sinh xa như vậy quá cực khổ và hại sức khỏe, ông vốn đã nhiều căn bệnh trong người!

Ông cho biết: 

"Nếu đậu ngay ngoài đầu hẻm thì bà con cũng thương mà ủng hộ kêu chở, nhưng mà làm vậy thì mình chẳng hóa ra lấy đi chén cơm của những anh em chạy xe ở đây sao. Tôi không làm vậy được!

"Ngay khi chờ khách ở Bệnh Viện Mắt Sài Gòn, tôi cũng chỉ đậu xe vòng ngoài đón khách quen trên đó, tuyệt nhiên không để xe ở sâu trong bệnh viện, mất công tranh giành khách của người khác… Dù mình cực hơn một chút, một chút thôi, nhưng không áy náy suy nghĩ nhiều. Ai cũng phải kiếm sống, mình không lấy cớ mình khổ, mình tật, mình đi giành miếng ăn của người khác được!..."

Chao ôi, hóa ra chính những người thiện nguyện chúng tôi đã không thể suy nghĩ thấu đáo bằng một người đàn ông tàn tật chạy xe ôm! Những tưởng là chuyện thường, khi những con người thiệt thòi như ông ra xã hội ắt sẽ muốn được ưu tiên cho bản thân, cho chính mình. Vậy mà người đàn ông ấy, 3 thập kỷ qua đã chọn cho mình con đường mưu sinh lặng lẽ, không đạp lên người khác, không giành giựt với người khác mà sống, chỉ chọn con đường mà dấu chân Đấng thương xót đã đi qua: thành viên Mái Ấm Giữa Đời và hy sinh.

Vẫn Một Niềm thành viên Mái Ấm Giữa Đời

Nhìn lên tấm hình lòng Chúa Thương Xót, mắt ông Cường ánh lên lòng tín thác, một đức tin thuần khiết mà bao người Kitô hữu vẫn không ngừng tìm kiếm bấy lâu. Đơn giản đối với ông, dù cuộc đời khổ bao nhiêu cũng vui cười chấp nhận, không nửa lời xin xỏ thế gian, không để phiền lòng cho bất kỳ ai, và cũng không ai phiền về mình.

Động lực giúp ông vượt qua những đau khổ của bản thân và sự bất hạnh quá lớn đeo đuổi gia đình mình bấy lâu chính là sức mạnh từ cây Thập Giá của Chúa Giêsu. Theo gương Chúa Giêsu trần ai khổ cực, vác thập giá cho cả nhân loại, vác suốt 2000 năm nay không ngừng nghỉ, vẫn chưa than vãn dù nửa lời, thì đối với ông mà nói, được vác thánh giá với Chúa dù chỉ một phần nhỏ nhoi, cũng đã là một ơn huệ. Bản thân ông, và vợ con ông vẫn được sống ở đời đã là ơn phúc quá lớn, vẫn còn nhìn thấy nhau mỗi ngày là vui mừng. Còn sống là còn hy vọng, Chúa lúc nào cũng thương và không bao giờ từ bỏ con cái mình.

Thử hỏi, với tâm trí điên dại của cô con gái điên 29 năm, mà ông còn chưa bao giờ có ý nghĩa muốn dứt bỏ dù chỉ là giây lát, thì với Thánh Tâm Chúa Giêsu yêu thương dường ấy, Ngài đâu bao giờ quên con cái của Ngài dù chỉ là 1 thân phận nhỏ bé đang phiêu dạt ở đâu đó trên địa cầu!

Chúa quả thực không bỏ rơi gia đình ông chút nào. Chúa hiện hữu với ông qua nhón thiện nguyện vẫn luôn âm thầm trông dõi theo gia đình, lúc chạy qua khi chạy lại giúp gia đình nhu yếu phẩm mỗi tháng. Cả cộng đoàn Lòng Thương Xót chung lòng cầu nguyện cho ông và gia đình mỗi lần đau ốm ngặt nghèo, để ông và gia đình có thêm sức mạnh vượt qua những giây phút đau khổ.

Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót cùng đồng hành trong khoảnh khắc đau khổ nhất trong cuộc đời vợ ông Cường: khi anh con trai qua đời.

Ước mơ của người đàn ông tật nguyền vẫn chỉ đơn giản là đợi một ngày con gái mình thoát khỏi cơn mê dại, nói được những lời yêu thương cha mẹ mình thay vì những tiếng chửi mắng vô hồn. Và ước cho bản thân vẫn còn đủ sức để kiếm sống nuôi gia đình và tiếp tục cùng Chúa vác thập giá cuộc đời. Đơn giản chỉ là thế…

Quà tặng của Chúa đôi khi không phải là những món quà từ trên trời rơi xuống hay những kho báu hiện kim nằm đâu đó để con người vơ vét. Chúa đôi khi ban cho chúng ta những món quà rất kỳ lạ, mà khi mở ra, chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, để rồi thán phục và thốt lên rằng: Đây quả thực là món quà tuyệt nhất Chúa đã tặng con trong cuộc đời này. Với ông Cường, chính cuộc đời khổ đau của ông, chính những người con tật nguyền là món quà bất ngờ nhất mà Chúa đã dành tặng cho ông, để từ đó ông có được niềm tin yêu vào Thiên Chúa mãnh liệt, sẵn sàng dâng hiến tất cả, hy sinh quảng đại không toan tính, tin tưởng tuyệt đối vào Lòng Chúa Thương xót, mà không phải ai cũng có thể làm được. 

 

Người mẹ chết mòn bên cô con gái tâm thần suốt ngày chửi cha mắng mẹ

 

Ông Cường với thế đứng ngay đơ bên chiếc xe cà khổ mưu sinh hằng ngày

 

Thiện nguyện viên thành viên Mái Ấm Giữa Đời trao quà cho gia đình ông Cường

TRUYỀN THÔNG MÁI ẤM GIỮA ĐỜI
Ngày Của Cha 2015


Có thể bạn quan tâm