Nắng chiều bóng người đàn ông cô độc nhìn ra biển
Nắng chiều, có bóng người đàn ông ngồi thẫn thờ ở bậc thềm đá nhìn ra biển, nơi xa xôi trong cảnh biển lặng im chiều hoàng hôn ấy, có hình bóng con trai nhỏ bé của anh đang được gửi gắm ở nhà một người bà con tận đất liền để ăn học. Vâng, người cha đáng thương ấy đang cố mưu sinh ở giữa một hòn đảo dù mang tiếng trù phú nhất VN, nhưng với những thân phận người nghèo mà nói, vẫn phải làm quần quật may ra mới đủ sống.
Người đàn ông ngồi chết lặng nhìn ra biển khơi mênh mông. Đôi mặt đỏ quạch cùng quẫn một mỗi buồn. Biển xanh rẫn cứ xanh tới tận đáy nhưng im lìm, không cho anh một lời giải gỡ.
Lòng người đàn gào thét buồn, anh muốn trút bỏ cái khối nặng nề trong lòng cho vơi nhẹ.
- Thì anh nên nói ra cho nhẹ lòng - chàng thiện nguyện viên trẻ trung cố gắng tỏ ra già dặn khi an ủi anh.
- Ừ thì nếu chú em muốn nghe- nhưng đừng có lây nỗi buồn cu3a anh chú mày ạ. Chả ai sung sướng khi mang hòn đá trong lòng cả.
Người đàn ông thở hắt ra, dõi mắt ra biển vời vợi anh kể cho cậu thiện nguyện viên nghe về cuộc đời mình:
- Ừ, anh không có phải dân đảo này đâu. Dân đất liền ra đảo, dốt như anh, chỉ có mà làm thợ...đụng.
Thợ đụng nghĩ là đụng việc gì thì làm việc đó thôi. Vì không phải dân chài, có may mắn người ta mướn theo tàu ra khơi thì cũng chỉ vác lưới, gỡ cá và phụ nấu ăn. Còn nếu ngày biến động không theo thuyền, thì trên cái hòn đảo du lịch xinh đẹp tới từng li này cũng chỉ làm phụ hồ mà may phước.
Ngày đó, khi ở trong đất liền, cũng thành phố đàng hoàng, anh dốt chữ, thành ra chui vô cái rọ người thế gian, lấy vợ, sinh con. Đói kém, khó khăn, dằn vặt hoài và...Gãy gánh.
Người đàn ông khốn khổ tên là Thuận, vậy là từng một lần đó, cái dốt cái kém do thiếu học không nghề nó biến thành cái khô cằn, cùng quẫn và gia đình đổ vỡ.
Cái căn phòng bé tẹo ấy không đủ để chia, anh để lại cho người vợ và đứa con, bám theo tàu hàng, anh ra đảo....
Lúc đấy thì sung lắm, sung và tự ái đàn ông. Cứ nghĩ đàn ông lăn lóc thế nào mà chả sống.
Ra đảo, sống đời thợ đụng ăn xổi ở thì. Và thấm cái buồn mạt vận.
Buồn lắm cái huyện đảo xinh đẹp nho nhỏ này, đi dọc này là hết cái thị trấn từ tỉnh Đông sang tỉnh Tây, từ cực Nam qua mũi cực Bắc.
Đâu đâu cũng thể hiện cái đẳng cấp của người giàu, đâu đâu cũng ngửi mùi quốc tế. Từ khách sạn tới nhà nghỉ, từ bãi tắm tới quán ăn. Kiếp thợ đụng có việc là may cắm mặt mà làm. Thất nghiệp là một cực hình, xa lạ, thừa thãi, lạc loài giữa sang giàu, và đẳng cấp!
Anh nản và chạy trốn, dạt vô một xã heo hút của huyện đảo cho lành. Lành hay là buồn và cùn quằn hơn khi rời thị trấn là xã nghèo, xanh cây, xanh núi, xanh biển mênh mông. Và xanh xao buồn, xanh xao cô đơn khi túi rỗng...
Sỏi đá cần nhau, anh chàng thợ đúng nhanh chóng tìm giải pháp khi gắn đời với một cô...thợ vạt.
Thì chị cũng nghèo như anh, ra đảo làm mướn, đàn bà đi vạt rẫy, chặt cây, bởi vậy gọi cho vui miệng là thợ vạt.
Lần này thì anh thợ đụng đã ý thức hơn, anh dắt vợ quay vô đất liền làm giấy làm tờ, để đứa con ra đời nó có đủ mọi quyền lợi như mọi trẻ con. Anh và chị đều mong thế.
Một đứa...Rồi hai đứa.... Chúng nó có mọi cái quyền. Mỗi tội vì anh chị nghèo chẳng sinh lợi ra nhiều tiền, nên con anh lại khổ....
Khổ lắm, anh đỏ hoe đôi mắt nói với thiện nguyện viên. Cái nghèo nó nối khố nhau, nó bám chằng vào phận người, anh chỉ mong mỏi con mình được học hành thôi mà nghe chừng.... Khó!
Bởi bốn miệng ăn và nhà thì đi trọ. Đưa dắt vợ con ngược về thị trấn xong để vừa túi tiền thì cũng phải lựa nơi hút heo. Là dân huyện đảo thì trường công là khó khăn, học trường tư, một trẻ mẫu giáo tháng bay vài triệu.
Đứa lớn đã nghỉ học ở nhà trông em. Đứa bé ngửi mùi mẫu giáo tư vài tháng, chẳng kịp tiền, đành ở nhà cho con chị vắt mũi xanh thò lò, đọc ê a mấy câu học lỏm của trẻ đi học ngoài thị trấn!
- Chẳng mong đời nó thoát khổ nữa rồi. Thú vui duy nhất là ngày nghỉ anh đưa con ra bãi tắm công cộng này, quẫy đạp trong biển xanh, con nhà giàu cũng như con nhà nghèo thôi, cho nó đỡ tủi... - Người đàn ông bảo thế.
Từ bãi biển băng lên đứa trẻ nhỏ xíu như cái rãi khoai, nó sà vào lòng người cha, nũng nịu chĩ món đồ chơi xanh đỏ mà con thiên hạ đang thả giỡn dập dềnh trên mặt biển.
Anh đừng buồn nữa. Đợi đứa trẻ hết phụng phịu rời lòng cha chạy xuống bãi cát vàng, cậu thiện nguyện viên trẻ ngồi xuống cạnh người đàn ông, rẽ câu chuyện buồn sang hướng mới.
Thật ra thì vẫn có một điều gì đó sáng sủa mà. Ví như bãi biển đẹp đẽ kia vẫn dảnh cho đứa trẻ con anh mà chẳng tốn một xu. Và giờ đây khi nó lon xon chạy trên bãi cát vàng, thì trên mặt đất thấp này có bao trẻ chết bởi chiến tranh, bởi nạn phá thai, bởi đủ thứ bệnh ở đời mà chưa một lần biết biển
Và có bao người giàu nứt đang chạy ngược chạy xuôi mất hàng tỉ bạc cho các cuộc thụ tinh mà chả có nổi một nụ cười, còn anh, hai lần lấy vợ thì cả hai đều có cả nếp tẻ đó thôi, chà đó không lẽ lại không là may mắn....
Thiện nguyện viên trẻ đó đã giới thiệu cho người đàn ông chẳng thần thánh tôn giáo, suốt đời chỉ cắm mặt kiếm tiền về gương mặt một Thiên Chúa khoan dung, giàu xót thương và vô cùng độ lượng.
Và cậu cũng chỉ gỡ cho anh chàng thợ đụng một hướng giải gỡ khó khăn: đưa hai cháu vô đất liền, chúng còn anh chị dòng lớn nay cũng trưởng thành, gửi gắm trong đó cho nó học hành. Anh chị an tâm ở đảo cày, chi viện vật chất về. Vài tháng nhảy tàu vô bờ thăm con, rồi cũng qua hết.
- Ờ nhỉ...Đúng chúng đều là con tui mà, chúng cũng đâu có ghét hai đứa em khờ ngoài đảo.
Và đây nữa, cậu thuyện nguyện viên trịnh trọng đặt vào tay anh, món quà này chính là tiền tàu xe, anh nên bố trí đưa hai đứa nhỏ vô bờ sớm.
Anh thợ đụng quá ngạc nhiên: cậu là ai, là ai, mà bỏi thời gian nghe tôi thở than. Nghĩ kế giùm tôi, và còn giúp tôi thiết thực làm vậy.
- Là con Chúa đấy, con Chúa và là người anh em với anh. Rất tiếc thời gian không nhiều để dành cho anh. Nhưng ơn Chúa, cái duyên với nhau là có.
Người đàn ông ôm chầm bờ vai cậu thiện nguyện viên gày gò bé nhỏ, một giọt nước mắt đục ngầu của anh rơi trên tóc xanh chàng trai trẻ.
Và gió biển thổi vào mát rượi, có lẽ trên cao, Thiên Chúa rất hài lòng!
Thiện
nguyện viên trao quà của thành viên Mái Ấm Giữa Đời đến anh Thuận
MÁI ẤM GIỮA ĐỜI
PHÚ QUỐC