Những bước chân tập tễnh đáng yêu
Thể theo lời kêu gọi đầy nhân văn của Đức Thánh Cha Phanxicô về công tác chăm sóc giúp đỡ những người đồng bào di dân. Nhất là tại đất mẹ Việt Nam nơi số lượng người dân di cư là rất đông đảo. Tự ngẫm nghĩ về công việc và nhiệm vụ bác ái mà Thiên Chúa đã trao ban vào mỗi vòng tay chúng ta, thành viên Mái Ấm Giữa Đời cũng đã khẩn trương lên đường. thành viên Mái Ấm Giữa Đời đã, đang và sẽ luôn tìm đến với những anh chị em di dân của mình. Cụ thể, thành viên Mái Ấm Giữa Đời đã gặp gỡ và chia sẻ với những bạn sinh viên khuyết tật tại trường ĐH LĐXH (CSII) Sài Gòn, cũng là những người di dân từ tỉnh vào Sài Gòn học tập.
1. Những vòng xe không tròn trong đêm khuya
Sài Gòn khi trời buông tối, và cơn mưa ầm ầm dội xuống.
Người phụ nữ làm nốt những công việc nhỏ nhất của đời gia đình, dọn dẹp căn nhà nhỏ xinh, gọi hai đứa trẻ thơ vào bàn học. Sau đó choàng áo mưa và đẩy xe ra khỏi cửa. Chị không quên dặn con khóa trái cửa và lại nở nụ cười thật tươi với hai đứa trẻ.
Chỉ tới khi ánh sáng từ căn nhà nhỏ khuất hẳn, và chị đã rời con ngõ quen một đoạn khá xa, người phụ nữ mới bật một tiếng rên nhè nhẹ.
Bởi chị đau, thất sự đau. Cái chân bị tật nhói buốt. Cái áo mưa mỏng mảnh không đủ ngăn cái lạnh của cơn mưa thấm vô thân thể. Người đàn bà lại tự nhủ: cố lên nào. Vòng xe dưới mưa dường như không tròn, hơi chao đảo.
Vuiợt qua cơn mưa, chịu thêm một đoạn đường đi cùng cơn đau, cuối cùng chị cũng đã tới nơi cần đến: giảng đường. Những người vệ sĩ có trách nhiệm coi giữ bình an nơi đây đã quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ đau chân lụi đụi tới lớp ban đêm. Anh vồn vã bảo:
- Cô có khách đợi từ nãy giờ rồi đó.
Chị phụ nữ rất ngạc nhiên và bất ngờ. Và đây là một bất ngờ mà anh tổ trưởng đội bảo vệ cùng một nhóm bạn trẻ muốn dành cho cô. Các bạn ấy chính là: thiện nguyện viên thành viên Mái Ấm Giữa Đời.
Và chúng ta cùng quay về câu chuyện của người phụ nữ với những vòng xe không tròn.
Chị là Nguyễn Thị Kim Duyên, một nữ công nhân quê ở Bến Tre. Một phụ nữ quả cảm, vượt lên số phận.
Là một cô gái miền quê, không may mắn khi sinh ra trong gia cảnh khó nghèo, khi bị bệnh không có điều kiện chạy chữa, Duyên bị hỏng luôn một cái chân sau cơn bạo bệnh. Kể từ đấy cô chỉ còn biết quanh quẩn trong nhà, cha mẹ Duyên cũng coi như chấp nhận một đứa con tàn phế.
Vậy mà những lần xem ké tivi hảng xóm, khiến Duyên nhận thức rõ ràng: còn có một miền đất nào đó rất xa, không phải chỉ là quanh cái xóm nhỏ xứ Bến Tre này. Biết đâu Duyên có thể tới được những nơi như vậy.
Lớn hơn một chút, Duyên biết thêm về khái niệm di dân, là người ta rời xứ rời quê ra đi, hầu mưu cầu một cuộc sống tốt hơn nơi xứ lạ.
Và Duyên đi, sự ra đi của cô gái tật nguyền làm đau thắt lòng đầng sinh thành, mẹ khóc vì lo, cha thì thở dài: biết đâu nó đi, đời nó lại đỡ khổ.
Duyên lên thành phố, như bao người lao vào cuộc làm mướn làm thuê. Nhưng Duyên khác bao người là dù làm thuê, Duyên luôn tìm cách học.
Chăm làm chăm học Duyên thành công nhân, vào được xí nghiệp mà làm đã khó khăn, khó khăn hơn là vượt qua cái khó về vật chất và nỗi đau, Duyên lùi lũi đi học chữ, dĩ nhiên là học ban đêm thôi.
Có lẽ thương cô gái nhỏ xa xứ mà có quyết tâm, Chúa thương ban cho một người đàn ông, hiểu, và nhìn thấy những phẩm chất tốt nơi Duyên. Họ thành vợ thành chồng, và sinh hai cô con gái nhỏ. Cũng là lúc Duyên đi qua bao khó khăn, bước vào cổng trường đại học, dù là học liên thông ban đêm, Duyên chọn khoa kế toán. Cũng chật vật và cảm thấy muốn nản lòng, bởi cái chân hình như đau ra, bởi sau một đoạn đường Trường Chinh, sức khỏe phải giảm sút.
Duyên không biết rằng trên đời có một Đấng rất xót thương, theo dõi từng bước chân của chính cô Duyên cách cụ thể.
Duyên cũng không biết thông điệp đầu tiên của năm thánh thương xót này, thông qua người đại diện trần gian là Đức Thánh Cha, đáng ấy kêu mời toàn nhân loại hãy hướng tới những con người xa xứ lìa quê như Duyên đang phải nhọc nhằn bươn bải.
Và Đấng ấy gọi đích danh con cái ngài là thiện nguyện viên thành viên Mái Ấm Giữa Đời tới thăm chăm sóc yêu thương cụ thể một cô Duyên, nguyời nữ công nhân đã giấu nhọc nhằn và nỗi đau sau nụ cười. Đêm đêm loạng choạng những vòng xe tới lớp. Hầu tiếp thêm sức cho bạn.
Và tâm huyết thì gặp nhau, khi chúng tôi ngỏ lời triển khai chương trình giúp đỡ đồng bào di dân có cố gắng tích cực nhằm thay đổi cuộc sống, thì các anh chị ở trường đại học đã giới thiêu Duyên. Để chính chúng tôi được nghe, được thấy, được nhìn hoạt động âm thầm yêu thương của Đức Mẹ, của Thiên Chúa trong từng số phận cụ thể.
Như Duyên đó, đã chẳng kêu khóc, đã chẳng gục ngã trước khó khăn. Bình tĩnh đón nhận thánh giá của mình trong một nghị lực không chiến bại
Như Duyên, luôn dấu nỗi đau vào trong để tự thưởng cho bản thân, cho con cái những nụ cười. Chứ không phải là khóc than nhăn nhó.
Vâng lời Giáo Hội, khởi đầu cho năm thánh của lòng Chúa xót thương, thành viên Mái Ấm Giữa Đời đến với đồng bào di dân. Chúng tôi mang tới trao tặng Duyên một học bổng chia sớt với bạn sự nhọc nhằn, học bạn, và cũng động viên bạn cố gắng bước tiếp.
Chúng tôi gửi tới Duyên lời chúc sức khỏe của cha linh hướng và lời dặn của ông: chúc Duyên cố gắng và luôn vui, với chừng đó nỗ lực Thiên Chúa sẽ ban cho em một "chỗ ở" tốt lành ngay ở đời trần gian này, nhưng em cũng cần giữ sức khỏe, đừng quá sức. Cha và cộng đoàn cầu nguyện thêm để Chúa ban sức khỏe, nghị lực cho em.
Duyên cười ngỡ ngàng: “Thật ư, lại có một Thiên Chúa yêu thương và biết rõ về con đến vậy sao.” - Thật là hạnh phúc.
2. Cô học trò khuyết tật nơi lầu ba KTX
Chia tay với Duyên, thành viên Mái Ấm Giữa Đời tìm tới em Trương Kiều Trúc Linh. Quê em mãi ở Khánh Hòa. Em ở mãi lầu ba chon von của ký túc xá.
Ngạc nhiên và cảm động, tự hỏi với đôi chân hỏng do sốt bại liệt bẩm sinh, làm sao em có thể sinh hoạt trên tít lầu ba. Nụ cười e lệ của các bạn nữ cùng phòng đã thay câu trả lời. Linh nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ bè bạn.
- Linh hiền lắm, và chúng con cũng thương Linh nhiều, chị em đều xa nhà tới đây học hành, phải coi nhau như một nhà thôi ạ. - Một cô bạn cùng phòng Linh ỏn ẻn chia sẻ. Các em thật là dễ thương.
Với trường hợp của Linh, lại một lần nữa em cho thiện nguyện viên thấy được một tinh thần lạc quan vượt lên số phận. Linh là con cả trong một gia đình có ba con của cặp vợ chồng công nhân nghèo quê Khánh Hòa. Ngay từ khi sinh ra em đã không may bị tật nguyền. Gia đình sớm nhận thức rõ hoàn cảnh của em nên cố gắng dành mọi điều kiện cho em theo học.
Nhưng Chúa cho Linh một nhận thức khác hơn. Với em sự học là phải đương nhiên cố gắng. Nhưng một sự học khó hơn nữa là học làm người bình thường trong một thân xác không bình thường, làm gương mẫu cho hai đứa em để chúng không mặc cảm chị gái sẽ là gánh nặng.
Bởi thế ở trường Linh luôn là một trò ngoan. Còn ở nhà cô là người chị gương mẫu và đảm đang, thật đáng nể phục.
Ngay việc Linh thi đậu và một mình tới thành phố học cũng là một quyết định khá cứng rắn của em: Học không chỉ là lấy bằng, mà phải có nghề, nên em chọn khoa kế toán. Nơi em sống không có đại học công dạy khoa này, em quyết định học trường công ở Sài Gòn, tiền học phí nhẹ cho mẹ cha. Và em có cơ hội tự lập.
Về kinh tế biết là rất khó khăn, nhưng em quả quyết với cha mẹ: có thể vì việc học của con cha mẹ sẽ vất vả hơn, nhưng đó là cơ hội để con có thể nuôi thân con. Và sau này con quay lại phụ bố mẹ nuôi các em ăn học tiếp.
Khi tới Sài Gòn, Linh tích cực tìm tòi "săn" học bổng, và vì vậy chúng tôi, thành viên Mái Ấm Giữa Đời thiện nguyện có mặt bên em, chia sớt và tiếp sức cho cô gái Khánh Hòa giàu nghị lực.
Một phần học bổng được trao cho em, học bổng này rất đặc biệt là quà một cô giáo đã qua đời, chính là chị gái cha linh hướng của thiện nguyện viên. Linh hồn chị sẽ rất vui vì học bổng này đã tới một một học trò xứng đáng.
Vâng lời Thiên Chúa, đấng giàu lòng xót thương, và công cuộc rao truyền lòng thương xót theo ý chỉ Đức Giáo Hoàng, chúng con đã và đang đến với anh em di dân như vậy.
Chương trình này chỉ là nho nhỏ: tặng học bổng cho sinh viên khuyết tật ở các tỉnh cói khó khăn. Chúng con tin, dẫu âm thầm chúng con đang góp một bông hoa nhỏi mà thơm tho vào vườn hoa của Giáo Hội.
MÁI ẤM GIỮA ĐỜI