Thông báo

Nhóm lửa cho đời​

Đã từ lâu Tôi không còn lên kế hoạch đi công tác từ thiện kể từ ngày Tôi tay trắng. Có chăng những món quà nhỏ, đủ sức mình gửi đến chương trình của nhóm Thắp sáng ước mơ hay Chia sẻ yêu thương.

Một ngày nọ, anh bạn Tôi quen trong nhóm thiện nguyện Lòng Chúa thương xót. 

Anh nói:

-  Có một bác không còn đủ sức lao động phải ở nhà thuê và nuôi thêm một đứa cháu. Cuộc sống rất khó khăn. 

- Một trường hợp khác Bác Trần Đình Khiêm 53 tuổi bị tiểu đường biến chứng nằm một chỗ. Gia đình không đủ khả năng chăm lo cho bác ấy.

Bác Khiêm

- Một trường hợp khác. Có 2 chị em gái nương tựa vào nhau. Một người bị mù và một người bị tật. Một cụ có gia đình và được vài người con , nhưng tất cả đều nghèo, giờ chỉ có anh con trai sống với hai cụ và chăm sóc hai cụ.

- Và có một gia đình đã hơn 10 năm sống ở gần khu vực Bình Hưng Hòa trong căn nhà nhỏ chưa tới 10m2. Khi ngủ phải nhường cho nhau, người ngủ trước và người ngủ sau. 

Khi anh kết thúc câu chuyện. Tôi hỏi anh là ý anh như thế nào. 

Anh nói: Cha hay giúp cho họ nhưng thật sự với những còn người này giúp bao nhiêu cho đủ. Lần này em giúp anh năm phần quà được không?.

Tôi trả lời : Tôi đồng ý nhưng lúc này em không có nhiều, khả năng của em đến đâu em sẽ giúp đến đó. Như vậy được không. Tôi hỏi lại anh.

Anh đồng ý với tôi.

Và bắt đầu Tôi lại lên kế hoạch. Người có tiền thì quá dễ dàng, nhưng với Tôi đó cũng là đều trăn trở. Vì bản thân tôi cũng chẳng dư dả gì. Nhưng Tôi đã hứa thì Tôi sẽ cố gắng hết sức.

Anh lại gặp Tôi. Em định ngày nào mình đi.

Tôi nói: Mình hãy là người  mang không khí giáng sinh đến cho họ anh nhé. Giữa tháng 12 Mình đi. Anh nhất trí với Tôi.

Anh lại gặp Tôi và hỏi: Thế em định cho gì. 

Tôi nói: Mỗi phần quà sẽ có 1 thùng mì, 1 hộp bánh, 1 hộp sủa và 1 chia nước tương và 1 bao lì xì 100.000đ. Em chỉ có thế thôi, được không anh. 

Anh nói: Thế thì tốt rồi. 

Tôi nói: Quyết định rồi nhé. Không nói tới nói lui nữa nhé. Anh lắm chuyện quá.  8 giờ sáng thứ bảy có mặt nhé. 

Hai anh em nhất trí cao độ.

Đến hẹn lại lên. Đúng 8h ngày thứ bảy hai anh em chúng tôi khệ nệ mang vác 5 phần quà. tôi thấy tội cái xe, vừa chở người vừa chở quà cồng kềnh, vừa buồn cười. Anh em chúng tôi đến ngồi nhà đầu tiên của Bà Khôi. Anh chở tôi vòng quanh chợ Phạm Văn Hai, đi qua những còn hẻm nhỏ chỉ vừa 1 xe chạy máy chạy lọt qua. Anh dừng trước nhà đã khóa cổng. 

Tôi hỏi anh nhà ai vậy anh. Anh lên tiếng gọi to Bà Khôi ơi ... Bà Khôi ơi, có khách đến thăm.

Tôi đập lưng anh và hỏi, sao anh gọi to thế... Anh nói gọi thế bà mới nghe và biết mình đến để chạy về, vì bà  hay đi quanh quanh trong xóm.

Bà Khôi cũng xuất hiện, Tôi cúi đầu chào Bà và mời bà vào nhà. Bà bảo nhà gì cháu ơi, nhà thuê đấy. 

Bà Khôi

Tôi nói: Bà vào nhà đi ạ, nhà thuê cũng là nhà. 

Tôi giới thiệu mình: Cháu trong nhóm thiện nguyện, hôm nay cháu ghé thăm bà có chút quà nhỏ gửi bà và tình yêu bao la của Chúa. Chút bà giáng sinh an lành và ấm áp. Bà gửi cảm ơn và chúng tôi lại chào bà và tiếp tục đến cảnh đời thứ hai.

Cũng khu vực chợ Phạm Văn Hai, lại vòng vèo những còn nhỏ vừa đủ ánh sáng chui lọt qua cánh cửa. Bước vào bên trong tôi hơi rụt rè, Tôi nhìn anh và anh nhìn tôi báo hiệu em hãy làm việc của em đấy. Trước mât tôi là chiếc ghế bố, một người đàn ông nằm với thân hình gầy gò chỉ còn da bọt xương, ấy là do căn bệnh tiểu đường biến chứng. Bác tên Trần Đình Khiêm. Gia đình cho tôi biết là bác ấy sống được ngày nào hay ngày nấp vì đã không còn cách chữa trị nửa và đến giai đoạn cuối rồi. Tôi gửi đến già đình món quà nhỏ mang hơi ấm của mùa giáng sinh, Cầu chúc gia đình nhiều phước lành.

Và hôm nay Tôi được biết mỗi lần bác nhập viện là anh lại cầu cứu Cha giúp. Cứ như thế lấp đi lập lại. Vì vậy anh ai cũng biết anh. Tôi đùa với anh là hôm nay tôi đi với người nổi tiếng mà không biết. Chào gia đình thứ hai. Chúng tôi lại lên đường. Lúc nay tay tôi đã nhẹ hơn vì đã trao được hai phần quà, nhẹ vì sức nặng của quà, và cảm giác nhẹ lòng vì mang đã mang một chút hơi ấm của mùa giáng sinh đến với những người cần sưởi ấm. 

Anh chở tôi đến Khu công nghiệp Tân Bình, chạy luồn lách qua những con đường nhỏ và dừng trước ngôi nhà không có hẻm thông, bên hông nhà là 1 con rạch. Trước nhà có một cái cây to, nên nhà thoáng và mát. Đây là ngọi nhà rộng rãi hơn hai ngôi nhà trước. Nhà trống không có gì quý già ngoài chiếc xe máy củ của người con trai. Tôi bước vào chào Bà. Bà cũng chào Tôi nhưng Bà không thấy được tôi chỉ nghe được giọng tôi thôi. Còn Bà Dáng đang ngồi trên võng, Bà thấy tôi nên muốn ra ngoài, vì cách bà di chuyển làm Tôi áy náy và không đành lòng. Tôi muốn bà ngồi nguyên vị trí để Tôi đến gần Bà không đồng ý, Bà muốn ra ngoài, bà lếch từng chút một, cuối cùng cũng ra đến cửa chính. Bà  nói : Bà ngồi trong buồn lắm, vì hiếm khi có người đến chơi. Tôi chiều theo ý Bà. Tôi gửi bà những món quà nhỏ và những lời chút. Khi tôi đặt phần quà lên ghế, cầm đôi tay bà đặt lên phần quà nhỏ của mình để bà cảm nhận được. Bà vừa sờ bà vừa cười. Tim tôi nhói lên. Tôi nói với bà khi nào anh con trai về pha sửa cho bà uống nhé. Bà cười. Tôi chào bà. Trước khi về bà còn nhắn nhủ. Thỉnh thoảng cô ghê chơi nhé. Tôi Dạ và chào hai Bà. Anh hỏi tôi cảm thấy thế nào. Tôi trả lời là không biết nói gì hết. Anh nói còn nhiều mảnh đời khác lắm em, còn có thể cho được hãy cho đi. Tôi im lặng, trầm tư.

Bà Dáng

Lần này cũng vòng vèo nhưng không phải những còn đường mà trong khu nghĩa địa. Tôi la ó. Anh đi đâu thế. 

Anh bảo: đi cho quà.

Tôi nói: Sao lại vào đây.

Anh nói: Thì nhà người nhận quà ở đây.

Tôi trả lời: Ồ vậy ah. Tôi chưa hình dung ra được.

Chúng tôi dừng trước ngôi nhà nhỏ khóa cửa ngoài, thấp lè tè, Chiều ngang khoảng 2m. Tôi hỏi anh , anh không gọi báo trước ah. Anh chẳng nói gì chở tôi vào khu vực nghĩa trang. Anh chở tôi đi giữa hai hàng nghĩa trang. tôi thấy ớn lạnh, con đường đất nhỏ không thấy lối ra, tôi nhìn đồng hồ gần 12 giờ trưa. Lần đầu tiên tôi đi phát quà kiểu này.

Tôi hỏi anh mình đi đâu đây, anh bảo đi tìm người nhận quà. Lần này là Tôi bó tư chi với ông anh của tôi rồi. Anh đi phát quà mà anh không biếtt người ta ah. Anh bảo là chỉ biết nhà đó. Nhà đóng cửa thì ra chổ bán, cô ấy bán nhang ở khu vực nghĩa trang này mà. Tôi lầm bầm, anh mà không tìm ra là biết tay em. Hai anh em chạy vòng vòng, cuối cùng cũng tìm được. Không gặp được cô nhưng gặp chồng cô, gọi vô theo tên chồng là Hòa. Chồng cô Hòa nói là đợi ở đây, chú ấy đi tìm cô cho. Trong lúc chờ tôi quan sát quá nhỏ của cô, và cô buốn bán thế nào. Khu vực nghĩa trang có vài người bán, cô vừa bán nước vừa bán những thứ linh tinh cho người vào nghĩa trang viếng mộ. Ngồi 1giờ đồng hồ, tôi chỉ thấy 1 người ngồi uống nước tại chổ và khách vảng lai dừng lại mua chai nước suối. Như thế đủ thấy cuộc sống của cô như thế nào.

Quán nước của cô Hòa ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Cô Hòa

Tôi gửi cho cô phần quà cuối cùng và gửi đến cô những lời chúc tốt đẹp. Chào cô, chúng tôi về. 

13h Chúng tôi kết thúc cuộc hành trình. Anh hỏi tôi vui không . Tôi bảo: cực mà vui. Đây không phải là lần đầu tôi đi. Mà lần đầu sau cú vấp ngã lớn trong đời. Mỗi chyến đi là 1 lần tiếp thêm sức mạnh cho tôi.

Tôi nghĩ của cho không bằng cách cho. Đôi lúc tôi có những suy nghĩ tiêu cực, nhưng qua những chuyến đi tôi như được khai sáng. Lời của anh cứ vang trong tôi."Cứ cho đi em" và tôi nguyện Tôi sẽ cho đến lúc sức tôi không thể nào cho được nửa.

Xuân sắp đến gần, những phần quả tiếp theo sẽ mang hương xuân đến những gia đình tiếp theo.

Chúa mang tình yêu thương và phước lành đến muôn người.

BÀI & ẢNH: THIỆN NGUYỆN TÍN THÁC

Có thể bạn quan tâm